CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM TÂM MINH

Nhà Sản Xuất Thực Phẩm Xanh Cho Lối Sống Hiện Đại

Thực phẩm dưỡng sinh

Là “phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống”. Phương pháp được khám phá bởi giáo sư người Nhật có tên Sakurazawa Nyoichi (George Ohsawa).

Phương pháp thực dưỡng  (thực phẩm dưỡng sinh) phát triển mạnh trên đất nước Nhật Bản sau ngày Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki… và được thế giới biết đến rộng rãi vào năm 1982, sau khi một số tờ báo có uy tín trên thế giới như tờ Paris Match ở Pháp, tờ Life ở Mỹ, tờ Atarashiki Sekaia ở Nhật đồng loạt đăng tải về trường hợp bác sĩ Anthony Sattilaro, giám đốc Bệnh viện Methodist, bang Philadelphia (Mỹ) đã chữa lành bệnh ung thư xương bằng cách ăn gạo lứt + muối vừng. Phương pháp Oshawatrở nên phổ biến, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận là một phương pháp phòng và chữa bệnh.

thuc-pham-duong-sinh-bot-nem-nguu-bang-0938919739_1

Nhưng thực ra, từ lâu đời chế độ ăn uống dưỡng sinh (thực phẩm dưỡng sinh) đã được đúc kết bởi các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Ví dụ như chế độ ăn bánh mì (lúa mạch) + muối ở Nga; cơm (lúa gạo) + muối vừng ở Việt Nam…

Dựa trên nền tảng cơ bản này, Ohsawa đã kết tinh lại thành phương pháp thực dưỡng (thực phẩm dưỡng sinh). Phương pháp thực dưỡng bao gồm các nguyên tắc cơ bản, xuất phát từ quy luật âm dương. Mở rộng ra là 7 cách ăn thực dưỡng cùng với lối vui sống tự nhiên. Đây chính là thực dưỡng (thực phẩm dưỡng sinh) cổ truyền mà Ohsawa đã khám phá và tổng hợp lại (để tìm hiểu về thực dưỡng cổ truyền (thực phẩm dưỡng sinh), các bạn có thể tham khảo các tác phẩm của George Ohsawa…).

Nhưng thực dưỡng (thực phẩm dưỡng sinh) không chỉ gói gọn trong các thực phẩm ngũ cốc, mặc dù nó là cơ bản, mà nó còn mở rộng ra khắp trong cuộc sống hàng ngày, từ các thực phẩm xung quanh ta đến lối sống hiện đại mà loài người đang đối mặt. Chính vì thế thực dưỡng (thực phẩm dưỡng sinh) hiện nay được phát triển nhằm thích ứng với xã hội, lối sống hiện đại – Đó là thực dưỡng hiện đại (để tìm hiểu về thực dưỡng hiện đại, các bạn có thể tham khảo các tài liệu của Michio Kushi, Herman Aihara…).

 

 

Fanpage
Ytb